Tọa đàm “Thiết kế Nội thất Việt – Hội nhập sáng tạo và định vị nghề nghiệp”

0
9

Sáng ngày 7/6/2025, tại Hà Nội, Hội Nội thất Việt Nam đã tổ chức thành công buổi tọa đàm với chủ đề “Thiết kế nội thất Việt – Hội nhập sáng tạo và định vị nghề nghiệp”, thu hút sự tham gia của đông đảo chuyên gia, kiến trúc sư, nhà thiết kế trong và ngoài nước. Sự kiện là một dấu mốc quan trọng trong hành trình thúc đẩy đối thoại nghề nghiệp, hội nhập quốc tế và từng bước kiến tạo hành lang pháp lý cho ngành thiết kế nội thất tại Việt Nam.

Chương trình vinh dự đón tiếp đoàn đại biểu cấp cao đến từ APSDA (Liên đoàn Thiết kế Nội thất Châu Á) và các hiệp hội đến từ Singapore, Thái Lan, Philippines, Nhật Bản, Malaysia, Indonesia, New Zealand, Hong Kong…Đây là những quốc gia có ngành thiết kế nội thất phát triển và đang từng bước chuyên nghiệp hóa theo chuẩn quốc tế. Sự hiện diện của các đại biểu quốc tế không chỉ thể hiện mối quan tâm sâu sắc đến thị trường thiết kế nội thất Việt Nam mà còn tạo điều kiện để đối thoại, trao đổi kinh nghiệm một cách thực chất và cởi mở.

Tọa đàm thu hút sự tham gia của đông đảo chuyên gia, kiến trúc sư, nhà thiết kế trong và ngoài nước

Mở đầu buổi tọa đàm, KTS Lê Trương – Chủ tịch Hội Nội thất Việt Nam đã chia sẻ những thực tiễn hành nghề thiết kế nội thất tại Việt Nam, từ đó đặt ra một số vấn đề cấp thiết cần bàn luận như: định vị nghề thiết kế nội thất trong hệ thống ngành nghề, cơ chế hành nghề, quy trình và chi phí thiết kế,…Những vấn đề này không chỉ là trăn trở của riêng cộng đồng thiết kế nội thất trong nước mà còn là các khía cạnh được nhiều quốc gia trong khu vực từng bước giải quyết bằng các cơ chế chuyên nghiệp hóa rõ ràng.

KTS Lê Trương – Chủ tịch Hội Nội thất Việt Nam chia sẻ tại tọa đàm

Các đại diện đến từ Thái Lan và Singapore đã chia sẻ kinh nghiệm áp dụng hệ thống tính chi phí thiết kế theo “man-month” và lộ trình xây dựng hệ thống chứng chỉ hành nghề – giúp nghề thiết kế nội thất có vị thế pháp lý rõ ràng và được bảo vệ.

Từ góc nhìn trong nước, ông Trần Đức Toàn – Tổng Giám đốc Tổng công ty Tư vấn Xây dựng Việt Nam (VNCC) nhấn mạnh rằng: “Hệ thống luật pháp tại Việt Nam còn thiếu tách bạch giữa kiến trúc, nội thất, cảnh quan…dẫn đến những khó khăn trong định vị và xác lập chi phí cho ngành nghề nội thất”. 

Bên cạnh đó, các đại diện từ Philippines, Indonesia, New Zealand… cũng chia sẻ cách các quốc gia xây dựng tiêu chuẩn nghề nghiệp, hệ thống sát hạch và thiết lập quan hệ với cơ quan chính phủ nhằm tạo ra môi trường hành nghề chuyên nghiệp và minh bạch.

Các đại diện quốc tế chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn tại buổi tọa đàm

Buổi tọa đàm là bước đi quan trọng trong việc kết nối, học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia trong khu vực, đồng thời cũng là nền tảng để Hội Nội thất Việt Nam tiếp tục xây dựng lộ trình định vị và chuyên nghiệp hóa ngành thiết kế nội thất trong nước.

Previous articleSeminar “Vietnamese Interior Design – Creative Integration and Professional Identity”
Next articleTop 5 thiết kế nội thất độc đáo được yêu thích nhất tại NeoCon 2025
VNIA Media
Ngày 28/6/2024, Chủ tịch Hội Nội thất Việt Nam ký Quyết định số 33/2024/QĐ-HNT thành lập Ban Truyền thông thuộc Hội Nội thất Việt Nam. Ban Truyền thông Hội Nội thất Việt Nam gồm các thành viên: 1. Ông Vương Đạo Hoàng – UVBTV Hội, Trưởng Ban 2. Ông Lê Quốc Hưng – UVBCH Hội, Phó Ban 3. Bà Lê Thiên Hạnh Trang – Thành viên 4. Bà Trần Thị Thanh Thủy – Thành viên 5. Bà Nguyễn Thị Hồng Tươi – Thành viên 6. Ông Vũ Thập - Thành viên Nhiệm vụ của Ban Truyền thông gồm có: - Tham mưu cho lãnh đạo hội trong hoạt động truyền thông - Xây dựng kế hoạch truyền thông; tổ chức sản xuất các nội dung truyền thông - Phối hợp với các đơn vị, tổ chức các sự kiện, hội nghị, hội thảo, tọa đàm, triển lãm, các cuộc thi thiết kế, các hoạt động xã hội, giao lưu, giới thiệu ngành nghề… - Xây dựng mạng lưới đối tác tài trợ bền vững - Quản trị Website và các kênh truyền thông đa phương tiện khác - Chuẩn bị các nội dung báo cáo liên quan đến công tác truyền thông cho các cuộc họp Ban Thường vụ, Ban Chấp hành - Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Ban Lãnh đạo Hội

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here